Cơ hội và thách thức kinh doanh trong thị trường F&B sau mùa dịch

Cơ hội và thách thức kinh doanh trong thị trường F&B sau mùa dịch

Dịch bệnh COVID-19 đã đem lại các tác động lớn cho công việc kinh doanh của nhiều người. Nhất là đối với quy mô kinh doanh vừa và nhỏ thì vốn để duy trì sẽ là một gánh nặng rất lớn. Chính vì vậy, nhiều người chưa bắt đầu hay đang làm chủ của một mô hình kinh doanh cũng sẽ có suy nghĩ, quyết định gác lại công việc đam mê, tâm huyết của mình. Trong thị trường F&B (kinh doanh nhà hàng và đồ uống) cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, dù là kinh doanh ở bất kì lĩnh vực nào thì cũng luôn tồn tại những cơ hội và thách thức ở bất kể thời điểm không riêng mùa dịch. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin bao quát về cơ hội và thách thức trong thị trường kinh doanh ngành F&B thời điểm hiện tại. 

 

1. Những cơ hội hấp dẫn trong ngành F&B 

 

 

1.1 Thị trường lớn và bền vững 

Ăn uống là nhu cầu thiết yếu và cơ bản của con người. Đặc biệt, giới trẻ ngày nay có sở thích săn lùng các quán ăn uống ngon, độc, lạ và chia sẻ cho nhau thông qua các trang mạng xã hội. Chất lượng cuộc sống ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc nhu cầu ăn uống của con người càng tăng cao. Họ có thể sẵn sàng bỏ ra một chi phí lớn cho việc ăn uống hàng tháng cho các quán ăn, thức uống mà họ yêu thích. 

 

1.2 Tiềm năng phát triển cao 

Lĩnh vực nhà hàng và đồ uống vẫn chưa được khai thác triệt để tại Việt Nam. Các nhóm đối tượng khách hàng cho các nhà hàng, quán đồ uống chất lượng và chuyên nghiệp vẫn còn hạn chế do thói quen tiêu dùng của người Việt Nam vẫn thiên về các hình thức quán ăn nhỏ với giá cả bình dân. Nên đây là vùng đất kinh doanh còn nhiều cơ hội phát triển nếu bạn là nhà đầu tư có chiến lược tiềm năng và sáng tạo. 

 

2. Những thách thức trong ngành F&B 

 

 

2.1 Gánh nặng về vốn đầu tư 

Ngoài cơ hội thành công kể trên thì kinh doanh trong lĩnh vực này cũng tiềm ẩn vào thách thức cho bạn. Vốn đầu tư là bước đầu tiên cho một người muốn kinh doanh dù là mô hình lớn hay nhỏ. Bạn không chỉ lo về số vốn để bắt đầu mở địa điểm kinh doanh mà còn một lượng vốn dự trù để duy trì mô hình kinh doanh của mình trong thời kì đầu. Nếu không có đủ số vốn để xoay vòng cho những rủi ro thì khả năng thành công trong kinh doanh sẽ không cao 

 

2.2 Nguy cơ bão hoà 

Trong thời đại phát triển, mọi người ai cũng sẽ có suy nghĩ đến việc kinh doanh nên sự cạnh tranh sẽ rất khốc liệt. Nếu không có sự chuẩn bị kĩ càng, một chiến lược tiềm năng thì khả năng vượt lên trên đối thủ sẽ rất thấp. Sự sáng tạo là chiếc chìa khoá để tạo ra một nét đặc trưng, nổi bật cho mô hình kinh doanh của mình trong một thị trường cạnh tranh.

 

- Anh Nguyen -


 

Youtube
Tiktok
Zalo
Mess
Tel