Những điều cần lưu ý khi khởi nghiệp với mô hình kinh doanh 0 đồng

Những điều cần lưu ý khi khởi nghiệp với mô hình kinh doanh 0 đồng

Khi đã hiểu được thông tin, cách thức hoạt động và cũng như các  ý tưởng gợi ý của mô hình kinh doanh 0 đồng. Dù đã có được  một ý tưởng kinh doanh rất tuyệt thì những bước đi đầu tiên cũng cần có những sự tính toán và kiểm soát chặt chẽ vì những rủi ro, vấn đề trong kinh doanh là những điều không thể tránh khỏi hoàn toàn. Nhưng đừng lo, bài viết dưới đây sẽ liệt kê những điều cần lưu ý điển hình cơ bản để các startup có thể chuẩn bị, lên kế hoạch để kiểm soát hạn chế rủi ro nhất có thể trên con đường khởi nghiệp kinh doanh. 

 

Các điều cần lưu ý cơ bản 

 

1. Kiểm tra lại ý tưởng 

Khi bạn nghĩ đã có được một ý tưởng kinh doanh hoàn hảo để bắt đầu thì cũng đừng vội mà bỏ bước kiểm tra lại tính thực thi của ý tưởng đó. Đặc biệt nếu đây là lần đầu bạn kinh doanh thì ý tưởng của bạn nên xoay quanh những kiến thức và kỹ năng mà bạn nắm chắc. Đừng chọn những ý tưởng không nằm trong khả năng của bạn hoặc “lấn sân” quá nhiều sang các lĩnh vực mà bạn không biết. Điều đó chỉ làm cho con đường bạn đi trở nên khó khăn hơn mà thôi. 

 

2. Lên kế hoạch cụ thể  

Bước tiếp theo không thể bỏ qua sau khi đã chắc chắn về mặt ý tưởng là lấy giấy bút để lên lên kế hoạch một cách cụ thể nhất về quy trình thực hiện  ý tưởng trước đó đã có . Mô tả một cách chi tiết về ý tưởng và cách thực hiện, yếu tố cần thiết để phát triển ý tưởng đó.  Đây là bước cực kỳ quan trọng bởi vì nó sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quát về con đường mà bạn đã chọn. Không những vậy, một bản tóm tắt kế hoạch kinh doanh sẽ là cơ sở để các nhà đầu tư khác xem xét và quyết định có nên rót vốn hay hợp tác với bạn trong mô hình này không. 

 

3. Tìm kiếm, huy động nguồn vốn để thực hiện 

Bạn không có đủ số vốn sẵn để bắt đầu cho sự nghiệp kinh doanh thì như đã đề cập, chúng ta hãy đi kiếm vốn. Sau khi lên kế hoạch chi tiết, hãy bắt đầu đi tìm nguồn đầu tư vốn cho ý tưởng của bạn. Bạn có thể mượn tiền người thân trong gia đình, sử dụng tiền tiết kiệm, tìm sự hợp tác từ bạn bè, huy động vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm hoặc vay ngân hàng… Còn về việc cần bao nhiêu là đủ thì trong kế hoạch kinh doanh của bạn đã có rồi đấy. Sau khi có đủ vốn, chúng ta bắt đầu hiện thực hóa ý tưởng.

4. Hạn chế những chi phí không cần thiết 

Châm ngôn tiết kiệm, hạn chế chi tiêu cho những bước không thật sự quan trọng luôn được đặt lên hàng đầu khi khởi nghiệp kinh doanh. Ngoài ra, bạn nên đầu tư dần dần thay vì đổ vốn một lần vào ý tưởng. Hãy nhớ rằng khoản vốn bạn đang sử dụng là khoản tiền bạn đang nợ người khác bởi vậy đừng quá lệ thuộc vào nó. Nếu doanh nghiệp của bạn bắt đầu tạo ra lợi nhuận thì hãy dùng khoản lợi đó để đầu tư nhưng đừng quên cố gắng tích lũy và trả xong khoản tiền vay càng nhanh càng tốt.

 

5. Lập chính sách thanh toán, chi tiêu cẩn thận 

Đây là một trong những bước cần thiết để có thể quản lý chi tiêu hợp lý, cẩn thận để có thể theo phương châm tiết kiệm được đề cập ở bước trên với số vốn đã vay. Chính sách thanh toán của bạn phải an toàn, đừng chỉ dựa vào nhu cầu của mong muốn cá nhân mình  hay của khách hàng để đưa ra các điều khoản trong chính sách. Điều đó có thể đưa dòng tiền của bạn rơi vào thế tiêu cực và ảnh hưởng rất xấu đến mô hình kinh doanh.


 

Youtube
Tiktok
Zalo
Mess
Tel